• Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ là một bệnh lý khá phổ biến và có đến 30-55% dân số mắc phải căn bệnh này, trong đó trĩ ngoại là loại bệnh trĩ chiếm tỉ lệ phần trăm khá tương đối. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa Thành Đô tìm hiểu về tác hại và những biến chứng có thể gây ra của trĩ ngoại. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại được xem xét và đề cập trong bài viết dưới đây.

    Nhìn chung, bệnh trĩ ngoại không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh dù là trĩ ngoại hay trĩ nội nhưng nó ảnh hưởng trầm trọng đến khía cạnh tinh thần của người bệnh, những đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt sẽ đeo đẳng bệnh nhân không dứt nếu bệnh không nhận được điều trị sớm, kể cả trong trường hợp đã được điều trị nhưng điều trị không đúng, bệnh cũng dễ tái phát và gây ra những bệnh lý thứ phát có thể phát sinh phải kể đến như viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, các bệnh lý khác về đường hậu môn trực tràng (apxe hậu môn, rò hậu môn, …).

    TRĨ NGOẠI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

    Trĩ là một bệnh lý về đường hậu môn trực tràng rất phổ biến ở đại đa số dân cư. Theo số liệu thống kê được báo cáo, nếu tỉ lệ mắc trĩ là tầm 30 đến 55% dân số, coi như tỉ lệ trung bình là 35% điều này đồng nghĩa với việc bình quân có 35 triệu dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Con số này còn có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, do tác động quá lớn của khoa học công nghệ hiện đại, đời sống con người ngày càng phát triển, đối tượng làm việc văn phòng ngày càng nhiều với tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

    Một đối tượng có thể mắc bệnh trĩ nhiều lần trong đời, ở các lứa tuổi khác nhau bao gồm cả trẻ con, người già, phụ nữ mang thai, người thừa cân. Trẻ em và người già là những đối tượng có thành tĩnh mạch suy yếu, trong khi phụ nữ mang thai và người thừa cân có thành tĩnh mạch hậu môn luôn phải chịu áp lực lớn từ cơ thể, đều là những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Mặt khác, bệnh lý trĩ dù đã mắc phải và được chữa trị nhưng vẫn dễ tái phát. Bởi nguyên nhân mắc trĩ chủ yếu xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày – một điều rất khó thay đổi và không thể thay đổi trong một sớm một chiều.

    Ảnh hưởng của trĩ ngoại đến sinh hoạt người bệnh 

    Người bị trĩ giai đoạn 2 đã bắt đầu có những dấu hiệu chảy máu và sa búi trĩ, cảm giác đau đớn khó chịu sẽ gia tăng, trầm trọng hơn khi chuyển sang giai đoạn 3 và 4. Đặc biệt đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại, các búi trĩ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài hơn trĩ nội như khi mặc quần áo hoặc đi lại do đó sự đau đớn và khó chịu càng được nhân lên so với trĩ nội.

    Đau đớn sẽ theo người bệnh không chỉ lúc đi đại tiện mà còn đeo đẳng trong bất kì hoạt động sinh hoạt, làm việc nào của người bệnh, khiến người bệnh mất tập trung, suy giảm hiệu quả làm việc và năng suất lao động.

    Sự đau đớn còn làm giảm hứng thú trong tình dục, khiến người bệnh không còn ham muốn và cảm xúc trong các cuộc yêu, ảnh hưởng đến đời sống lứa đôi và hạnh phúc gia đình.

    Bệnh trĩ ngoại gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng ở người

    Một trong những dấu hiệu của trĩ ngoại là có thể gây ra tình trạng chảy máu hậu môn, trĩ ngoại cấp độ 3 và 4 có thể xuất hiện máu nhỏ giọt có khi chảy thành tia. Tình trạng này kéo dài làm bệnh nhân có thể bị thiếu máu trầm trọng kéo theo một loạt những tác động đến cơ thể con người như: Người mệt mỏi, thiếu sức sống, tinh thần căng thẳng dễ bị áp lực, thần kinh của người bệnh cũng vì thế bị tác động, mặt mày sây sẩm, xanh xao, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, rụng tóc…sức khỏe suy giảm và dễ mắc một loạt các bệnh lý khác. Bà mẹ mang thai giai đoạn cuối thai kì dễ bị bệnh trĩ, nếu không chú ý điều trị, tình trạng thiếu máu xảy ra sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, thậm chí nguy cơ băng huyết có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con khi sinh nở.

    Bệnh trĩ có thể dẫn đến một loạt các bệnh lý thứ phát nảy sinh

    Bệnh trĩ nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây ra các bệnh lý khác ở người bao gồm: Viêm nhiễm vùng hậu môn, trực tràng, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn, rò hậu môn, viêm nhiễm phụ khoa ở nữ.

    - Trĩ ngoại cấp độ 3 và trĩ cấp độ 4 các búi trĩ đã phát triển khá to, dễ dẫn đến tình trạng nghẹt hậu môn và tắc búi trĩ gây chảy máu, là tiền đề cho bệnh viêm nhiễm hậu môn và hiện tượng nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn không điều trị có thể kéo theo các bệnh lý hậu môn trực tràng khác như rò hậu môn.

    - Nữ giới bị bệnh trĩ nếu không vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, nhiễm khuẩn vùng hậu môn có thể lây lan và gây viêm nhiễm sang khu vực vùng kín. Đa số các bệnh lý phụ khoa phát sinh ở nữ phần nhiều là do lây truyền vi khuẩn từ khu vực hậu môn này.

    - Trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ vì đau đớn mà hạn chế đi vệ sinh, cản trở quá trình bài tiết chất thải của cơ thể, dẫn đến dồn nén phân, chất độc trong phân ứ đọng ở ruột, người bệnh dễ mắc các bệnh lý khác về gan, hoặc thận hay đơn giản như viêm đại tràng.

    Xem thêm:

    Trĩ nội trĩ ngoại

    Cắt trĩ ở bệnh viện nào tốt

    Cách chữa bệnh trĩ nội


  • Comments

    No comments yet

    Suivre le flux RSS des commentaires


    Add comment

    Name / User name:

    E-mail (optional):

    Website (optional):

    Comment: